Chưa cài đặt tham số cho module

Chọn ống thủy lực và tiêu chuẩn ống

Cập nhật: 12/06/2018 10:15 - Lượt xem: 4016

DIN EN (Tiêu chuẩn Đức)/ SEA (Tiêu chuẩn Mỹ):  Tiêu chuẩn ống thủy lực Quốc Tế thông dụng

1. Áp suất nổ tối thiểu và áp suất làm việc danh nghĩa

“Áp suất nổ tối thiểu” là áp suất tối thiểu gây ra nổ ống thủy lực. Áp suất này được xác định trong thí nghiệm phá hủy ống và có ý nghĩa như thống số áp suất an toàn trong thiết kế hệ thống thủy lực.

Thông số “áp suất nổ tối thiểu” có liên quan chặt chẽ với thông số “áp suất làm việc danh nghĩa” có ghi trong các catalog ống.

Tiêu chuẩn DIN EN 853 và EN 856 là tiêu chuẩn của Germany (ĐỨC) quy định “áp suất làm việc danh nghĩa”của ống thủy lực chỉ được phép bằng ¼Áp suất nổ tối thiểu

Trong thực tế, người ta nghĩ rằng “áp suất làm việc” là áp suất vận hành trong hệ thống được tạo ra bởi bơm thủy lực.

Vì lý do an toàn khi đặt hàng ống thủy lực, có nhiều khách hàng đã đưa ra yêu cầu “áp suất làm việc” lớn hơn 30% - 50% thậm chí 100% so với áp suất do bơm tạo ra, điều ngày dễ dẫn tới lãng phí về giá thành khi nhà cung cấp phải chào giá loại ống có thống số “áp suất làm việc danh nghĩa” cao hơn thực tế cần thiết.

1.  Hệ số an toàn về áp suất làm việc của ống thủy lực đã được nhà sản xuất ống dự trù bằng việc ghi giá trị của “Áp suất làm việc danh nghĩa =  ¼ giá trị áp suất nổ tối thiểu”.

2. Khả năng chịu xung thủy lực

Trong thực tế, hệ thống ống thủy lực luôn phải chịu các xung thủy lực. Đây là điều kiện thật và khắc nghiệt, nguyên nhân gây ra hư hỏng tương tự như hiện tượng mỏi ở kim loại.

Khả năng chịu xung thủy lực là thông số quy định cấp chịu tải nặng hoặc nhẹ của ống thủy lực. Tiêu chuẩn DIN EN 853 std  (ĐỨC) quy định ống chịu tải nhẹ (tương ứng với tiêu chuẩn SEA 100 R1, SEA 100 R2 (MỸ), ống 1, 2 lớp bố thép) phải chịu được 1500.000 chu kỳ xung lực trước khi có xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của sự hư hại. Tiêu chuẩn DIN EN 856 (Đức) - ( Đối với ống chịu tải nặng thường lớn hơn tiêu chuẩn SEA 100 R12, SEA R13 (Mỹ) - ống 4,6 lớp bố thép) thông số này là 500.000 chu kỳ xung lực. Khả năng chịu xung thủy lực được xác đinh như sau: Tạo xung thủy lực có gia trị bằng 133% áp suất làm việc danh nghĩa, đo số lượng xung mà ống chịu được trước khi xuất hiện dấu hiệu hư hỏng đầu tiên. Các ống thủy lực củahiệu BENMAR có khả năng chịu xung lực theo tiêu chuẩn quy định

3. Khả năng chịu uốn.

Do kết cấu của các lớp bố thép, mỗi loại ống thủy lực chỉ có thể chịu uốn 1 mức độ nhất địnhTiêu chuẩn DIN và SAE đưa ra quy định khả năng chịu uốn tối đa của mỗi ống bằng thông số bán kính uốn tối thiểu.Ống có khả năng chịu uống càng cao thì càng có tuổi thọ làm việc càng cao.Loại ống BENMAR có khả năng chịu uốn gấp theo  tiêu chuẩn DIN EN 853 và EN 856 yêu cầu.

4. Khả năng chịu mài mòn

Đây là tính năng đặt ra cho lớp cao su bảo vệ bề mặt ngoài của ống. do có thể phải tiếp xúc, cọ xát với các kết cấu kim loại hoặc mặt sàn trong thời gian làm việc, lớp cao su này phải có khả năng chịu mài mòn, DIN và SAE có quy định về khả năng này

5. Khả năng chống cháy

Dầu thủy lực có thể bắt cháy. Chính vì vậy, các ống cao su thủy lực phải có khả năng chống bắt cháy

6. Một số  nhà sản xuất vì lý do nào đó ghi “Áp suất làm việc danh nghĩa (W.P)=  giá trị áp suất nổ tối thiểu (B.P)”>> Vì nguyên tắc không được phép ghi giá trị áp suất nổ tối thiểu lên ống- Điều này khẳng định chắc chắn là hàng nhái, hàng giả không ghi theo thông lệ QUỐC TẾ-  Chính vì điều đó, các nhà phân phối không thể giải trình với giá trị thật của sản phẩm chính hãng;

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại

Tin mới: